Vì sao đồ thờ cúng được làm bằng gỗ mít?
Cây mít thuộc loại cây linh thiêng, có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ có tên gọi là Paramitra. Khi du nhập vào đời sống văn hóa người Việt thì được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng để tạc tượng, tiện khuôn đóng oản, làm nhiều đồ thờ cúng khác. Một số ngôi chùa và đình thời Mạc thì thường dùng gỗ mít để làm cột.
Thờ cúng Tổ Tiên, Thần Linh là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa của người Việt Nam. Truyền thống này vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Vì thế hầu hết gia đình Việt Nam đều lập bàn thờ cúng với nhiều chất liệu gỗ tự nhiên, được tiện tạo kiểu đảm bảo tính thẩm mỹ, sơn bóng cho sản phẩm. Gỗ mít luôn là lựa chọn hàng đầu.
Ý nghĩa đồ thờ cúng làm bằng gỗ mít
Các đồ thờ cúng xưa làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không bị mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu. Từ xa xưa, gỗ mít đã có sẵn, cây to. Người dân Việt Nam ao ước có nhà ngói cây mít. Thời đó cây mít không mang lại hiệu quả kinh tế nhưng chủ yếu thuộc về yếu tố Tâm Linh, nhà có cây mít như có vị thần che chở. Cũng vì thế những cây mít trồng lâu không ra quả, vào mờ sáng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, gia đình cho người trèo lên cây đóng vai linh hồn mít hứa với người cầm que đánh vào gốc mùa sau sẽ sai hoa đậu quả.
Đồng thời, cây mít rất sai quả, quả đeo từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi lại có hạt bên trong, mỗi hạt giâm sẽ phát triển thành một cây, tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển.
Gỗ mít có tính chất cơ lý ổn định, không bị công vênh, ít bị mối mọt. Gỗ màu vàng sáng, để lâu ngã thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít thơm, mềm, dẻo. Chính vì vậy gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất. Hiện nay gỗ mít ngày càng khan hiếm chủ yếu được khai thác từ rừng núi Tây Bắc và nước Lào.
Ngày nay, sự truyền thụ của các nghệ nhân trong nghệ và sự khéo leo mà người làm nghề đã đục ra được những sản phẩm vô cùng độc đáo mang đậm nét tinh hóa văn hóa Việt được chứng minh qua hàng trăm công trình tu bổ đền chùa trong cả nước.
Theo như Nghệ nhân Nguyễn Huy Lương làng nghề cổ truyền Vũ Lăng- Hà Nội kể lại truyền thuyết thì có câu chuyện Ông Đa- Bà Mít mang ý nghĩa tâm linh, nhưng thực tế căn cứ vào tính chất gỗ mít: Dễ tìm, gần như khắp cả nước vùng nào cũng trồng mít, bàn thờ quê gia đình nào cũng có; Dễ chạm khắc, nhẹ dễ treo, ít công vênh, không bị mọt. Mít và vàng tâm có mùi thơm nhẹ, hương gần giống mùi trầm, mùi hương nên cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.
Cách nghệ nhân xử lý gỗ mít làm đồ thờ cúng, tạc tượng
Cây mít già chặt xuống, đưa ra ao sạch sẽ ngâm vài tháng. Sau đó vớt lên để nơi thoáng gió cho khô, phải để nơi sạch sẽ, bóc vỏ rồi cắt theo kích thước mong muốn. Nếu thân gỗ vừa kích cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi phần dư thừa, nếu tượng quá lớn hoặc chi tiết nhỏ, nhô ra nhiều thì phải ghép nối gỗ và đanh gốc tre già để tạo nên cốt của pho tượng, gắn sơn sống vào những chỗ giáp nối cho liền khối. Có khối tượng ổn định, thì tiến hành tạc, đục đẽo theo mẫu đã có, hay sáng tác theo cảm hứng. Sau cùng là khâu sơn thếp. Quá trình dùng gỗ mít làm ra các đồ thờ cúng, pho tượng đẹp tốn rất nhiều thời gian công sức, và sự khéo léo của người nghệ nhân.