1900 636 815

Sử dụng chuông mõ trong lúc hành lễ như thế nào?

Sử dụng chuông mõ trong lúc hành lễ như thế nào?

Chuông và mõ là hai pháp khí quan trọng để hàng Phật tử tụng kinh, niệm Phật.

Ý nghĩa:

Chuông: được đúc bằng chất liệu đồng, kích thước vừa và nhỏ, thường đặt phía bên tay phải người chủ lễ, khi thỉnh chuông tiếng ngân vang thanh thoát mà trầm hùng.

>>> Bài đọc thêm: Cách thực hiện lễ cúng 49 ngày cho người đã mất

Chuông chủ yếu được sử dụng trong khi làm lễ, tụng niệm. Tiếng chuông là những hiệu lệnh cần thiết để buổi lễ diễn ra nhịp nhàng đúng với trình tự của khoa nghi, giúp mọi người tham dự lễ hòa hợp, thanh tịnh và hướng đến nhất tâm. Người thỉnh chuông được gọi là Duy Na.

Nhận đặt mâm cúng trọn gói

Liên hệ: 0969 69 59 19 Mr.Khương – 0914 69 59 19 Mr.Hiếu

Mõ: được làm bằng gỗ, hình bầu dục, được đặt phía bên tay trái người chủ lễ, khi gõ mõ phát ra tiếng trầm hùng mà thanh thoát.

Trong khi tụng niệm, tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, mệt mỏi. Người gõ mõ trong buổi lễ gọi là Duyệt Chúng.

Cách thức sử dụng chuông mõ:

a. Trước đánh 3 tiếng chuông và tiếp theo là ba tiếng mõ gọi là: tiên khởi tam.

b. Tiếp theo là 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ giữ khoảng cách đều nhau không nhặt không khoan.

c. Kế tiếp là 4 tiếng mõ (2 tiếng giữa nhặt và tiếng sau lơi ra) gọi là dứt tứ. Đó là ý nghĩa “vô tam ra tứ”.

Trước khi thỉnh chuông, người duy na chập nhẹ vào miệng chuông hai tiếng. Hai tiếng chập nhẹ này có ý nghĩa là để cảnh báo cho đại chúng biết, đã đến giờ hành lễ xin mọi người hãy chú tâm theo dõi, lập tức hãy trở về với hơi thở chánh niệm.

Còn 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ đầu ý nói, chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh. Cũng có nghĩa là trừ Ba độc (tham, sân, si) để được Ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát đức.

Còn đánh ba tiếng chuông và ba tiếng mõ xen nhau nó có ý nghĩa là: 3 tiếng chuông ý nói, hành giả phải Phát nguyện tu ở nơi Tam học (giới, định, huệ) và 3 tiếng mõ ý nói, quyết chứng cho được Tam thừa (Thanh văn, Duyên Giác và Bồ tát).

Sau cùng dứt Tứ (4 tiếng mõ cóc…cóc cóc…cóc) là ý nói nhờ tu pháp Tứ Đế mà dứt được 4 tướng sanh, lão, bệnh, tử để chuyển thành Tứ trí (chuyển năm thức trước thành Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí).

Cách thức vô chuông mõ:

– Chập chập – Boong… boong …boong

– Cóc cóc…cóc.

– Boong…….cóc… boong……cóc…….boong……cóc

– Cóc… cóc cóc…..cóc.

–  Chập ( nhẹ vào miệng chuông )

*** Trong khi thỉnh chuông, người Duy na cần phải tuân hành một số quy tắc như sau:

a.  Phần Duy Na (người thỉnh chuông)

– Khi đứng gần bên chuông phải giữ thân cho ngay thẳng và tâm phải giữ thành kính nghiêm trang.

– Cầm dùi chuông không nên nắm chặt lắm, hơi lỏng ra một chút.

– Chập 2 tiếng vào miệng chuông đều và nhẹ.

– Nên đánh vào bên cạnh miệng chuông (không mạnh không nhẹ) không được ở trên đánh xuống. Như thế âm thanh chát chúa và khó nghe.

– Thỉnh thoảng mới thỉnh tiếng chuông không nên thỉnh chuông thường trong một bài kinh đang tụng.

– Phải chú ý theo dõi bài kinh đang tụng để thỉnh chuông cho đúng lúc. Thí dụ: như tụng: Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ tát, đến gần cuối câu thứ 3 mới thỉnh tiếng chuông để báo cho đại chúng biết mà ngưng lại.

– Không nên đánh chuông nhiều lần trong một bài nguyện hương hay tán Phật v.v…

b. Phần Duyệt Chúng (người đánh mõ)

– Khi đứng bên mõ thân và tâm phải nghiêm trang, không nên lụp chụp thô tháo.

– Đánh mõ giữ trường canh tiền bần hậu phú (trước chậm sau nhanh)

– Không nên đánh mõ thụt lùi gây cho đại chúng khó tụng và mệt mỏi.

– Nên giữ trường canh tiếng mõ đều đặn không nên đánh nhanh quá hoặc chậm

quá.

– Không nên đánh lớn tiếng và cũng không nhỏ quá

c. Phần đại chúng:

– Phải lắng nghe và tụng theo tiếng mõ.

– Không được tụng lớn áp tiếng đại chúng.

– Phải giữ hòa âm với nhau.

– Lắng nghe âm thanh tiếng chuông để biết dừng lại.

– Khi nghe tiếng chuông phải tập trung tâm ý giữ chánh niệm.

– Đi, đứng, ngồi phải giữ thành kính nghiêm trang.

Tóm lại, lễ nghi nếu khéo biết ứng dụng cho đúng cách và giọng tụng phải nhịp nhàng với nhau, hòa âm không cao không thấp, nhất là phần oai nghi phải giữ cho trang nghiêm tề chỉnh, có thế thì không những lợi lạc cho bản thân mình mà còn cảm hóa đem lại sự an vui cho người khác. Đó là những điều mà người hành lễ cần phải trang trọng cẩn thận giữ gìn.

0/5 (0 Reviews)

Check Also

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu?

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu? Giỗ tổ sân khấu vốn …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *