Có nên cúng cô hồn hàng tháng hay không?
Tháng 7 âm lịch, Diêm Vương mở cửa để ma quỷ tự do trờ về dương thế. Đây là thời điểm âm khí xung thiên, âm khí lấn át dương khí. Ngoài việc cận thận hơn bình thường đối với một số điều kiêng kỵ thì việc cúng kiếng trong những ngày này rất được chú trọng.
Song song việc cúng Phật, cúng gia tiên, cúng thần linh, phải khẳng định cúng cô hồn là điều quan trọng phải làm. Vì kể từ thời điểm quỷ môn quan mở cửa, ma quỷ ở khắp nơi nếu không cúng sẽ bị quấy phá.
Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng cô hồn hàng tháng
Thời gian cúng cô hồn tháng 7
Theo truyền thuyết dân gian tương truyền, từ ngày mùng 2 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương ra lệnh thả cửa Quỷ Môn Quan, xoa tội thóa về dương thế và 12h00 đêm ngày 16 đóng cửa lại, tất cả ma quỷ phải quay về địa ngục. Vì thế người dân thường cúng cô hồn từ ngày 2-16/7. Đặc biệt những người làm ăn kinh doanh còn cúng cô hồn hàng tháng vào ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch để cô hồn đừng phá hoại việc làm ăn của họ.
Cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều hoặc chiều tối. Vì cô hồn rất sợ ánh sáng, nên cúng vào ban ngày lũ quỷ không dám đến đón nhận vật phẩm cúng bố thí. Vào buổi chiều hay chiều tối, linh hồn được tích tụ, cô hồn dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng.
Đồ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch
- Trái cây ngũ quả
- Hoa ngũ sắc
- Dĩa muối gạo
- Cháo trắng nấu loãng 6 chén hoặc 12 chén
- Đường thẻ
- Bắp, khoai lang, khoai mỳ luộc
- Mía cóc ổi
- Bánh kẹo, bánh bỏng, bắp nổ, bánh men, sữa,…
- Giấy tiền vàng bạc, giấy áo, quần áo chúng sanh, quần áo người lớn…
- Đèn cầy 2 ly, nhang 3 cây, nước 3 ly
Đó là những đồ cúng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn tháng 7. Bên cạnh đó, mọi người cũng có chuẩn bị thêm các món mặn như gà, heo quay,… Nhưng theo các chuyên gia phong thủy, tâm linh khuyên không nên cúng món mình, có thể vô tình khơi lại lòng tham cho các cô hồn. Dù cho gia chủ cúng mặn hay cúng chay bắt buộc phải có cháo trắng nấu loãng vì các vong hồn bị đầy đọa mang thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Yêu cầu mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ lễ vật cơ bản, sạch sẽ, trình bày đẹp mắt.
Cách mời vong đi khi cúng cô hồn xong
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thắp hương cúng xong là vẫn chưa đủ, phải mời các vong hồn đi, tức là phải thực hiện thủ tục “tiễn khách”. Nếu gia chủ quên thủ tục này, các vong sẽ ở lại quanh quẩn không đi, việc này là vô tình người cúng đã đưa vong hồn vào nhà.
Vì vậy, trong bài cúng cô hồn thường có đoạn mà người cúng nhất thiết không quên: Bây giờ nhận hưởng xong, già trẻ dắt nhau về nơi âm phần”, sau đó gia chủ vải gạo muối ra đường và đốt tất cả tiền vàng bạc, giấy cúng, quần áo chúng sanh,…Đây thủ tục đơn giản để không rước vong lạ vào nhà
Ở nước ta có thủ tục giật đồ cúng cô hồn tức là người sống giành giật đồ cúng, gia chủ phát tiền thật cho người sống. Người ta tin nếu người sống giật đồ cúng càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn không quấy rối gia đình, quấy rối việc làm ăn của họ. Tục lệ giật cô hồn có ý nghĩa nhân đạo tốt đẹp chỗ gia chủ cúng xong phát thực phẩm, tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo khó. Tuy nhiên, ngày nay có sự biến tướng tục cúng cô hồn sống lười lao động đi tranh cướp đồ cúng gây mất trật tự.
Những việc không nên làm trong tháng cô hồn
- Không treo chuông gió ở đầu gường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ
- Không đi chơi đêm nếu không sẽ dễ gặp điều không may
- Không nhổ long chân vì dân gian cho rằng người càng nhiều lông chân ma quỷ không dám tới gần
- Không đốt giấy vàng mã tùy tiện sẽ thu hút ma quỷ đến
- Nếu chưa cúng mà lấy ăn sẽ rước họa vào thân
- Không phơi quần áo qua đêm
- Không gọi tên nhau trong đêm
- Không bơi vào ban đêm
- Không hù dọa người khác
- Không nhặt tiền trên đường
Những điều kiêng kỵ không nên làm vào tháng cô hồn kể trên là những tín ngưỡng theo dân gian, không một nhà khoa học nào chứng minh độ chính xác. Nhưng chúng ta nên làm theo, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”