1900 636 815

Hầu đồng một di sản nên cần được bảo tồn chăng?

Hầu đồng là một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh khơi dậy trong chúng ta rất nhiều sự tò mò, chú ý. Vậy hầu đồng là gì? Tại sao nó lại được coi như một di sản văn hóa cần được bảo tồn ? Đồ cúng Tâm Linh xin mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Dân gian tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Hình ảnh một buổi hầu đồng

Ở Việt Nam, hầu đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Người trực tiếp lên đồng, tức là người được thánh thần nhập hồn vào gọi là thanh đồng. Nam giới làm thanh đồng được gọi là cậu, nữ giới được gọi là cô. Hầu đồng trong đạo Mẫu (còn gọi là đạo Tứ Phủ), các thánh nhập liên tiếp vào một thanh đồng, phán truyền và ban phát tài lộc. Các thánh trong đạo Tứ phủ có khoảng 50 người, hầu hết là các nhân vật dựa theo các huyền thoại, có công với đất nước.

Nghi lễ trong hầu đồng cũng rất đặc sắc và đa dạng từ lễ vật, trang phục tới biểu diễn. Hầu đồng có 36 giá, tức là có 36 vị thánh thường nhập vào các thanh đồng. Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều “giá”. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên “cậu” một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này thanh đồng đang ở một “giá” mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với “giá” này. Khi thì thanh đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa. Điệu múa của thanh đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân…

Múa chèo trong một giá hầu đồng

Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ hầu đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng…) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng“Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần” . Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử ! Kết thúc nghi lễ hầu đồng bao giờ cũng là bữa ăn cộng cảm của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng!

Nét đặc sắc nhất của hầu đồng chính là hát chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này. Bởi có tính dân gian, truyền khẩu là chính vì vậy hát văn có nhiều làn điệu, có nhiều dị bản cả về ca từ lẫn giai điệu. Khi kết hợp với không khí hầu bóng với khăn chầu, áo ngự với hương khói và cả không khí phấn khích của dàn nhạc, các nghệ sĩ hát văn nhiều khi ngẫu hứng cải biên thêm bớt hoặc bỗng thêm vào làn điệu của các loại dân ca khác như quan họ, ca Huế… đều được cả. Chính vì vậy trong hát văn hầu bóng người ta thấy đâu đó cả chèo, tuồng, dân ca ba miền.

Hát chầu văn

Rõ ràng, hầu đồng, hát văn là phần không thể thiếu của một tín ngưỡng tâm linh, thuộc về dân tộc Việt Nam, mà chan hòa trong đó là những giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc. Ở nhiều di tích lịch sử, văn hóa, hầu đồng là hoạt động không thể thiếu trong những ngày hội, ngày kị, như ở đền Mẫu Đồng Đăng; đền Sòng Thanh Hóa; hoặc phủ Tây hồ thường tổ chức lên đồng và hát văn vào rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu)… Xét về văn hóa, thì đây là di sản cần được bảo tồn, tôn vinh.

Tuy nhiên, trên thực tế không thiếu những nhóm người lợi dụng vào tín ngưỡng này để hoạt động buôn Thần, bán Thánh, hành nghề mê tín dị đoan. Hành vi này cần phải lên án, phát hiện và xử lí nghiêm. Vì vậy, rất cần được sự quan tâm của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là ngành văn hóa, trong việc bảo tồn và quản lí hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh độc đáo này.

 >>> Đọc thêm: Khi có căn hầu đồng sẽ là người thế nào?

0/5 (0 Reviews)

Check Also

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu?

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu? Giỗ tổ sân khấu vốn …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *