Hướng dẫn cách cúng giỗ cúng gia tiên đúng cách nhất
Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hoặc làm lễ trước ngày mất một ngày. Ông cha ta ngày xưa thường có quan niệm rằng cúng vào ngày còn sống (tức là trước ngày mất một ngày) có người lại cho rằng “trẻ dôi ra, già rút lại” , vậy nên những người mất khi còn trẻ thì cúng giỗ đúng vào ngày mất, còn những người già thì nên cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: “Người trung niên chết thì nên cúng vào ngày nào?”
Cúng giỗ gia tiên là thể hiện sự đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thành kính thương tiếc của những người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, những người nào có điều kiện thì tổ chức cúng lễ linh đình mời những họ hàng gần xa, anh em bạn bè về tham dự, còn những người thiếu điều kiện kinh tế thì thường cúng mâm lễ có chén cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang thành kính cùng với cầy đèn dầu cúng người đã khuất.
Trong phong tục cổ truyền phương Đông thì việc thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông bà, cha mẹ là quan trọng nhất. Hướng dẫn cách cúng giỗ cúng gia tiên đúng cách nhất cho các bạn cúng giỗ ông bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng.
Đối với những ngày giỗ của ông bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng (hay còn gọi là giỗ trọng) thì trước ngày giỗ cần phải có lễ cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.
Hướng dẫn cúng giỗ cúng gia tiên
Việc cúng cáo giỗ là để thông báo cho người đã mất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, cũng đồng thời thông báo cho các vị thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã mất cũng như Công Thần Thổ Địa cho phép vong hương người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ.
Trong cúng cáo giỗ thì phải cúng Công Thần Thổ Địa trước tiên sau đó cúng gia tiên. Ngoài việc khấn mời hương linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần phải đắp sửa dọn dẹp lại mộ phần. Hướng dẫn cách cúng giỗ cúng gia tiên đúng cách cho mọi gia đình
Trong việc cúng giỗ vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội ngoại từ bậc cao đến thấp và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.
Thực đơn cúng giỗ gia tiên do CTY Tâm Linh cung cấp:
Lễ vật cúng giỗ cúng gia tiên
Lê vật cúng gia tiên, gia đình bạn có thể tự chuẩn bị hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh. Ngoài những việc chuẩn bị cho đồ cúng bàn thờ Phật, ông Địa Thần Tài nếu có…thì lễ vật cúng gia tiên bao gồm: Trái cây, hoa cúng, hương nhang, đèn, gạo muối hủ, rượu…Ngoài ra nếu gia đình có mời bạn bè tham dự thì thường làm mâm cơm hoặc một buổi tiệc đề mời mọi người dùng. Công ty CP DV Tâm Linh hướng dẫn cách cúng giỗ cúng gia tiên đúng cách cho quý khách
Phong tục thờ cúng tổ tiên được hình thành từ quan niệm xa xưa của cha ông ta là vong hồn của gia tiên luôn ở gần bên cạnh mình, những người sống được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng. Nên việc cúng bái gia tiên bao giờ cũng do chính người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình. Với những ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên khác trong gia đình nên khi đồ lễ đã được đặt lên bàn thờ, người con trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi làm 4 lễ, 2 khấn vái trước bàn thờ, khấn từ vị tổ từ năm đời trở xuống rồi mới đến cha mẹ.
Hướng dẫn cách cúng giỗ cúng gia tiên đúng cách. Bài văn khấn thường bào hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm tháng ngày âm lịch theo phong tục cổ truyền. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, phải chờ cho tàn một tuần hương, tức là những nén hương thắp phải được cháy hơn 2/3 thì người gia trưởng mới tới trước bàn thờ tạ lễ và hạ mâm cỗ xuống. Mọi người trong gia tộc quây quần bên nhau hưởng lộc của tiên tổ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Đối với dân tộc Kinh nói riêng và các dân tộc anh em khác nói riêng thì việc thời cúng giỗ cúng gia tiên với những lễ vật và nghi lễ nói trên trong những ngày Tết Nguyên đán là những nét phổ biến nhất. Từ đây những giá trị tốt đẹp nhất của phong tục thờ cúng tổ tiên sẽ được lưu truyền phát huy nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa của người Việt Nam ngày càng phát triển và đậm đà bản sắc dân tộc.