Với bất kỳ con người Việt Nam dù ở bất kỳ nơi nào, mỗi năm Tết đến, cảm giác nôn nao, hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm cúng Tất niên cuối năm và cùng chờ đợi năm mới giữa những người thân yêu chắc chắn là một cảm xúc rất khó quên và thiêng liêng nhất. Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi xuân về.
>>> Nhận đặt mâm cúng tất niên trọn gói, giao hàng tận nơi
Mâm cỗ cúng tất niên, mâm cơm cuối cùng của một năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình Việt. Đây được coi là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Theo lich am, ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.
Thông thường lễ cúng tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch, xem ngay tot xau để tiến hành mọi việc hanh thông.
>>> Bài đọc thêm: Cách chuẩn bị gà cúng cho mâm cúng tất niên
Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Bữa cơm Tất Niên ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; mâm cỗ cúng Tất Niên miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Trên mâm cỗ Tết, theo phong tục tập quán thường có các món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng xanh, con gà luộc, bát canh măng chân giò, bát miến nấu lòng gà thả nấm, một món chim tần hoặc đĩa giò lụa, giò xào, chả cốm, đĩa xào, nem rán và dưa hành ăn kèm, ở những vùng biển thường có nồi cá thu kho nước dừa.
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên ngày Tết nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Theo quy luật phong thuy ngũ hành, đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.
Nguồn: https://docungtamlinh.com/cung-tat-nien-gom-nhung-gi/