1900 636 815

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu?

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu?

Giỗ tổ sân khấu vốn là hoạt động mang tính lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12/08 al hàng năm. Đây là dịp các nghệ sĩ tụ họp về nhà thờ thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với Tổ nghiệp, với những bậc tiền bối đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu.

Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc giỗ tổ sân khấu nhưng được nhắc đến nhiều nhất là truyền thuyết về “Hai ông hoàng mê hát”.

NSND Đinh Bằng Phi cho biết trên bàn tổ hát bội có thờ tượng 2 em bé mà theo tương truyền là 2 hoàng tử. Vì nhà vua bị hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình 2 đứa con, nên nhà vua lập đoàn hát biểu diễn trong cung để tỏa lòng thành. Không ngờ 2 hoàng tử quá ham coi hát, thường xuyên trốn trong buồn hát và cuối cùng bị chết trong buồng hát vào ngày 12/08 âm lịch. Từ đó người nghệ sĩ mượn 2 vị hoàng tử này làm 2 vị thần phù hộ cho nghề hát và chọn ngày mất của 2 vị trở thành ngày giỗ Tổ sân khấu.

NSND Đinh Bằng Phi cũng cho biết thêm, thực tế nghề hát không quan niệm chỉ có 1 vị Tổ mà Tổ nghiệp là tất cả những người đã có công lao xây dựng và phát triển nền nghệ thuật truyền thống của nước nhà. Mỗi năm cúng Tổ, mọi người lại nghe các diễn viên hát bội xướng câu thiều: “Thánh Tổ, Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư, Tam giáo đạo sư, Thập nhị côn nghệ, lão lang, đại thần, tiền hiền, hậu hiền, tả ban, hữu ban”, đó là danh xưng của tất cả các vị Tổ đã có công với nghề hát mà các nghệ sĩ luôn hướng đến với tinh thần uống nước nhớ nguồn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng giỗ tổ ngành sân khấu

Cúng giỗ tổ sân khấu ngày nay như thế nào?

Trước kia, giỗ Tổ chỉ ở quy mô hẹp, ở địa hạt của nghệ thuật truyền thống như: hát bội, cải lương, nhưng dần về sau này đã trở thành ngày hội chung của moi người làm việc trong lĩnh vực giải trí với sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ, diễn viên, nhà sản xuất, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu… Hàng năm, mỗi đơn vị thường tổ chức cúng giỗ Tổ riêng với các hoạt động chủ yếu như: Dâng hương cho Tổ nghiệp, biểu diễn nghệ thuật cho Tổ xem và tụ họp liên hoan.

Ở HCM, vào ngày giỗ tổ các nghệ sĩ thường tụ họp về một số sân khấu lớn để cùng nhau thực hiện nghi thức cúng như sân khấu Hồng Vân, Kịch Phú Nhuận, Nhà thờ Tổ của Hoài Linh…Cứ đến ngày 12/08 âm lịch, các nghệ sĩ lại nườm nượp mang heo quay, gà luộc, hoa quả đi cúng Tổ.

Nếu tự cúng giỗ tổ sân khấu tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Bên cạnh đó đến nhà thờ để cúng tổ, cũng có nhiều nghệ sĩ tổ chức cúng giỗ tổ sân khấu tại nhà. Họ lập hẳn một bàn thờ tổ trang nghiêm, dâng hương cầu nguyện Tổ nghiệp mỗi ngày. Mâm cúng thường gồm những lễ vật đơn giản sau:

Trái cây ngủ quả không cúng quả thị.

Hoa tươi: hoa đồng tiền, hoa lay ơn đỏ hoặc vàng.

Nhang, đèn, gạo, muối, trà, rượu, nước, trầu cau, bánh kẹo, chè xôi, tam sên là những lễ vật luôn có mặt trong tất cả lễ cúng.

Giấy cúng tổ, quần áo mũ quan.

Heo quay hoặc gà luộc.

Ông Lê Duy Hạnh chủ tịch Hội sân khấu TPHCM cũng cho biết, ngày 12/08 là ngày sân khấu Việt Nam và đây sẽ là ngày của liên hoan hội diễn tôn vinh những vỡ diễn, những vai diễn xuất sắc trong năm qua. Cũng là dịp tổng kết đánh giá những hoạt động sân khấu mỗi năm. Sân khấu cả nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thăm viếng những người thầy, những người nghệ sĩ già yếu, neo đơn.

 

0/5 (0 Reviews)

Check Also

Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 nhiều người còn chưa biết?

Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 là gì? Vì sao cần cúng cô hồn? …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *