Từ xưa đến nay, người Việt chúng ta luôn tôn trọng và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, cũng như bao dân tộc khác trên thế giới cũng có những nét tiêu biểu trong truyền thống văn hóa của họ. Người Việt Nam ta có cách ứng xử văn hóa được đúc kết hàng ngàn đời nay đó là truyền thống gia đinh, lấy gia đình làm gốc rễ cho cội nguồn dân tộc, lấy cách xưng hô gia đình ứng xử ngoài xã hội, có nhiều người băn khoăn việc xưng hô thế nào cho đúng với lối ứng xử truyền thồng thì việc căn cứ tuổi tác và vị thế trong gia đình mà xưng hô ngoài xã hội đó là một lối ứng xử văn hóa mang đậm đặc thù truyền thồng (người bằng tuổi cha xưng là bác, là chú, hơn nhau dưới mười tuổi thường xưng hô là anh là chị…) tuy nhiên không ít người vì sự quan tâm đễn lối xưng hô chưa được cẩn trọng nên đã xưng hô một cách thái quá gây sự chú ý và phản cảm trong tâm lý giao tiếp.
>>> Đoc thêm: Đạo hiếu – Ngay từ đầu nên được giáo dục nghiêm túc chăng?
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Lối ứng xử truyền thống văn hóa:
Lối ứng xử văn hóa đạo hiếu nghĩa trong gia đình là một nét nhân văn vô cùng cao đẹp của người Việt chúng ta mà không phải dân tộc nào cũng có.
Người việt cũng có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, lựa lời đó cũng nhắc nhở cho ta biết từ cách xưng hô và ứng xử trong xã hội cũng cần tuân theo tập quán văn hóa truyền thồng. Cũng là lối ững xử văn hóa truyền thồng rất đẹp đó là việc tôn trọng người cao tuổi, những người cao tuổi hơn mình chưa biết họ ở vị thế nào chăng nữa thì việc tôn trọng tuổi tác và cách xưng hô cũng như coi trọng kinh nghiệm sống của họ luôn được người Việt chúng ta tôn trọng ngay trong lối ứng xử.
Cũng là lối ứng xử, người Việt luôn luôn coi người đã mất là thiêng liêng, dù là ai khi đã tạ thế thì đều được trân trọng, được xóa bỏ mọi điều khiếm khuyết khi họ còn sống “Nghĩa tử là nghĩa tận”; họ được hưởng sự thương cảm, xót xa và cầu cho siêu thoát sang thế giới cực lạc. Đây là một đặc điểm nhân văn mà không mấy dân tộc nào có được.
- Lối ứng xử văn hóa đạo Hiếu nghĩa trong gia đình.
Một nét đặc thù của dân tộc Việt chúng ta là đạo hiếu nghĩa trong gia đình, dòng tộc, việc dễ nhận thấy nhất đó là cách của người Việt thờ cúng gia tiên, coi trọng cội nguồn, dòng tộc, dù nhà giầu hay nhà nghèo, dù người đó có vị thế trong xã hội thế nào đi nữa hoặc chỉ là một người nông phu bình thường thì việc thời cúng tổ tiên, lập ban thờ gia tộc, thần linh đều công bằng trong đạo hiếu nghĩa, có câu truyền thống “cha mẹ còn sống thì con cháu phụng sự, khi mất đi được thờ cúng trang nghiêm”. Người không tròn chữ hiều luôn bị tẩy chay, bị lên án và thậm chí không thể có được sự tôn trọng từ gia đình, dòng tộc và ngoài xã hội, thậm chí cả cuộc đời họ bị mang tiếng và khó có thể thuyết phục được người thân (đó là sự mang tiếng xấu).
Trong thời kỳ hội nhập người Việt tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, tuy nhiên văn hóatruyền thồng không thể bị phai nhòa, người Việt có thể tổ chức sinh nhật, tổ chức tiệc tùng, tặng quà những ngày lễ tình yêu, ngày cho giới nữ… nhưng ngày húy kỵ (ngày giỗ) của tổ tiên không thể không tổ chức được và luôn là ngày linh thiêng được con cháu quây tụ thờ cúng và tưởng nhớ, người Việt có thể quên chúng mừng sinh nhật người thân nhưng trong gia đình không thể bỏ qua ngày giỗ của bố, mẹ, ông, bà.
- Nghi thức cúng giỗ và lập ban thờ.
Từ thời phong kiến trước đây các nghi thức lập bàn thờ gia tiên và nghi thức cúng giỗ còn được có trong luật (luật Hồng Đức, thế kỷ thứ XV), trong cuốn Thọ mai gia lễ cũng nêu và hướng dẫn chi tiết các lễ nghi thời cúng, và các nghi thức thiêng liêng khác của người Việt, thậm chí các gia đình nông dân được chia ruộng dùng cho việc hương hỏa, các nhà thờ họ có ruộng được phân để phục vụ cho việc cúng giỗ tổ tiên, dòng tộc. Đến ngày nay việc thờ cúng gia tiên không có trong điều luật nào, tuy nhiên truyền thống văn hóa vẫn được tôn tạo và gìn giữ bễn vững trong cộng đồng dân chúng.
- Lập ban thờ thần linh và gia tiên:
Truyền thống xưa có câu, đàn ông có ba việc lớn trong đời “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” làm được ba việc lớn này coi như người đàn ông đó thàng đạt, đó là xã hội nông nghiệp, nông thôn thời kỳ phong kiến, tuy nhiên câu nói này cũng mang hàm ý là người đàn ông làm chủ bản thân và làm chủ gia đình, trách nhiệm của người đàn ông, chủ gia đình là tạo dựng truyền thống và sự nghiệp để làm gương cho gia đình, con cháu…trong văn hóa truyền thống còn tồn tại đến ngày nay, làm nhà, xem hướng, lập ban thờ đều được lấy tuổi của người đàn ông, như vậy vai trò và trách nhiệm của người đàn ông (chế độ phụ hệ) luôn là gánh vác giang sơn và gia đình, thời phong kiến thịnh trị, ảnh hưởng của Nho giáo, người đàn ông thành đạt là “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”…
Việc lập ban thờ thần linh và gia tiên là việc không thể thiếu được khi tạo lập gia đình mới của người đàn ông Việt. Các nghi thức thắp hương, khấn niệm trước ban thờ tổ tiên cũng không mấy cầu kỳ và cứng nhắc theo bài bản bắt buộc mà người Việt quan niệm rất tinh tế đó là hiếu nghĩa tại tâm “phúc đức tại tâm”, người cẩn thận thì học thuộc bài khấn, người đơn giản thì “khấn nôm” có nghĩa là trước ban thờ như một cách nói với tổ tiên đang chứng giám, lời mời, lời nói kính cẩn trước ban thờ như đang nói chuyện đời thường, có gia đình cẩn thận hơn là những ngày giỗ, chạp trọng đại thì mời thầy cúng, thầy sư tụ kinh… dù cách nào cũng được và không có ai trách cứ hoặc xét nét bời “Hiếu nghĩa ngay tại tâm mình”
Trên ban thờ của người Việt trước tiên là lập bát hương thổ công (hay còn gọi thần linh), điều này lại càng thấy sự tinh tế và rất đáng trân trọng đó là việc nhớ đến cội nguồi, những vị thần “mở đất, mở nước” họ chính là linh thần đại diện cho tiền nhân đã qua các đời tạo lập nên mảnh đất mà hiện tại gia chủ đang sử dụng để làm nới sinh sống, sinh hoạt của gia đình mình. Kế đến là bát hương thờ gia tiên cũng là tổ tiên đã khuất, gần kề với gia chủ, những người sinh thành ra mình, cho ta cuộc sồng, cho ta truyền thống mà gia chủ là người tiếp nối tổ tiên, còn nữa nhiều gia đình lập thêm bát hương bà cô, ông mãnh thường là thờ linh hồn của những người mất trẻ trong đại gia đình, được tôn vinh là tiền nhân linh thiêng, có nhiều sức mạnh phò giúp, độ trì và luôn che chở cho gia chủ, cho gia đình họ để tránh được những khổ nạn, bệnh tật và những điều “tai bay, vạ gió” để “tai qua, nạn thoát”. Đây cũng là điều thiện tâm có sẵn ngay trong tâm khảm của người Việt chúng ta.
Tóm lại: Lối ứng xử văn hóa truyền thống của người Việt còn rất nhiều và đa dạng trong các mặt của đời sống xã hội, tác giả sẽ xin đề cập những khía cạnh đó trong các bài viết sau như con người ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với gia tộc, ứng xử trong gia đình huyết thống….
(Vũ Trung – Văn hóa ứng xử của người Việt – 2016).